Các loại bánh Việt làm từ bột gạo và bột nếp (phần 1)

Chúng ta đã quá quen với các loại bánh truyền thống của Việt Nam, những loại bánh làm từ bột gạo và bột nếp này đã trở nên rất gần gũi và quen thuộc đối với cuộc sống hàng ngày của mỗi con người Việt. Và theo thời gian những loại bánh ngày càng trở nên đa dạng, phong phú cả về hình thức lẫn hương vị, ngày càng khẳng định giá trị và hương vị đặc trưng được gìn giữ từ nhiều thế hệ. Hãy cùng xem lại những loại bánh truyền thống cực ngon này nhé

Bánh đúc

nguyên liệu làm bánh đúc

Cách nấu bánh đúc nóng ngon – Phần bánh đúc

Bước 1: Dùng nồi to để quấy bánh đúc. Cho vào nồi 100 gram bột gạo tẻ, 100 gram bột năng, ¼ thìa café muối và 600 ml nước. Dùng đũa hoặc phới lồng quấy thật đều tới khi bột tan hết, có thể lọc qua rây để loại bỏ hoàn toàn bột vón cục. Để ngâm bột khoảng 1 – 1.5 giờ cho bột lắng xuống đáy. Nhẹ nhàng múc bớt phần nước trên mặt sang một bát khác. Đong một lượng nước đúng bằng phần nước này, đổ vào nồi, quấy đều (nước ngâm cũ bỏ đi).
Bước 2: Bắc nồi bột lên bếp, để lửa ở mức trung bình-cao, dùng đũa hoặc phới quấy đều liên tục trong quá trình nấu để hỗn hợp không bị bén đáy nồi. Sau khoảng 2~3 phút, khi hỗn hợp bắt đầu sệt và đặc dần lại, hạ lửa xuống mức thấp hơn.
Bước 3: Đến khi hỗn hợp rất đặc và bắt đầu ngả màu trắng đục, chỉnh lửa xuống mức thấp nhất của bếp, cho 2 thìa lớn (30 ml) dầu ăn và 1 thìa (15 ml) dầu mè vào trộn đều.

Cách nấu bánh đúc nóng ngon – Phần nhân thịt

 

nguyên liệu làm bánh đúc
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Nấm hương ngâm nước ấm 10 – 15 phút cho nở, bỏ phần chân cứng (nếu có), băm nhuyễn. Mộc nhĩ ngâm nước ấm 10 – 15 phút cho nở, bỏ phần chân cứng (nếu có), băm nhuyễn. Hành hương bóc vỏ, bỏ rễ, băm nhuyễn.
Bước 2: Trộn đều thịt xay với nấm hương và mộc nhĩ. Nêm chút muối hoặc gia vị. Láng một chút dầu ăn lên chảo, để lửa vừa. Cho hành hương vào phi thơm, rồi cho thịt xay với các loại nấm khô vào xào săn.

bánh đúc
Bước 3: Chuẩn bị nước mắm chua ngọt chan bánh: Pha nước cốt chanh với đường và nước theo tỉ lệ 1: 1: 1. Điều chỉnh lại theo khẩu vị của bạn, chúng ta cần có một bát nước chanh chua ngọt vừa phải. Từ từ thêm nước mắm tới khi nước chấm có độ mặn như bạn mong muốn. Rửa sạch rau mùi, thái nhỏ ( có thể phi hành khô nếu thích).
Bước 4: Múc bánh đúc vào bát (nên dùng loại miệng rộng, loe), xúc phần thịt xào đổ lên bánh, chan nước mắm chua ngọt, rắc rau mùi thái nhỏ lên và thưởng thức.

Bánh Tokbokki

Cách nấu bánh đúc nóng ngon – Phần bột

Bạn cho bột gạo, bột nếp, bột năng, muối vào tô to sau đó trộn đều nguyên liệu.
Thêm nước ấm và trộn đều rồi bắt đầu nhồi bột cho thành 1 khối, bạn có thể lấy bột ra bàn sạch để nhồi cho dễ dàng hơn nhé, nhồi tới khi thấy khối bột mềm, dẻo, mịn màng là được rồi nhé.
 

 

Cách nấu bánh đúc nóng ngon – cắt bột

Cắt khối bột làm 4 phần sau đó lấy từng phần và xoa 1 chút dầu ăn lên tay, dùng 2 bàn tay vê đi vê lại cho thành 1 dải bột dài, to đều nhau, bạn có thể làm dải bột to hay nhỏ tùy theo ý thích nhé.
Lấy dao cắt bột thành từng khúc dài cỡ tầm 1 ngón tay rồi để riêng ra đĩa, tiếp tục làm cho hết chỗ bột còn lại.
 
Bước 2 Cắt bột Tokbokki (Bánh gạo Hàn Quốc)

 

Cách nấu bánh đúc nóng ngon – luộc bột

Cho nước vào nồi đun sôi sau đó thêm 1 xíu dầu ăn, khi nước đã sôi mới thả bánh gạo vào.
Bánh gạo luộc tầm 5-7 phút sau đó tắt bếp vớt bánh gạo ra đĩa.
Bánh chín nổi lên thì vớt ra, thả ngay vào chậu nước lạnh cho bánh nguội hẳn mới vớt bánh ra để ráo nước.
 
Bước 3 Luộc bánh Tokbokki (Bánh gạo Hàn Quốc)

Bánh mochi

Bánh mochi

Cách nấu bánh mochi – nhân bánh

Cho đậu đỏ vào một cái thau ngâm với nước 1 đến 2 tiếng cho đậu đỏ mềm.Sau đó đem rửa lại thật sạch, để ráo nước rồi cho đậu vào một cái nồi, cho nước cốt dừa vào nấu cho đậu thật chín nhé. Khi đậu đã chín bạn tắt bếp để cho đậu đỏ nguội đi.Sau khi đậu nguội, bạn dùng một cái muỗng để nghiền đậu đỏ hoặc cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn đậu. Trong quá trình nghiền đậu đỏ, bạn cho vani, đường và một ít muối vào nhé.Chúng ta tiến hành nắn nhân bánh, bạn dùng 1 cái muỗng lấy 1 lượng đậu xay nhuyễn vo tròn lại sau đó để sang một bên.

Bước 1 Làm nhân bánh Bánh Mochi nhân đậu đỏ

 

Cách nấu bánh mochi – vỏ bánh

Cho bột nếp và bột năng vào trong tô lớn và cho nước lạnh vào nhào đến khi bột mịn. Lưu ý khi nhào bột cần đều tay để đảm bảo bột không bị vón cục.

Các bạn cho bột vào hấp trong khoảng 20 phút, lửa vừa cho bột chín đều. Hấp bột lần 1 xong, bạn nhấc bát bột ra, trộn đều với 1 – 1,5 bát con đường kính cho thật đều để vỏ bánh có được vị ngọt đặc trưng rồi lại cho bột vào hấp tiếp khoảng 20 phút nữa. Bột chín lấy ra để nguội.

Bước 3 Hấp chín bột Bánh Mochi nhân đậu đỏ

 

Cách nấu bánh mochi – cách tạo hình bánh

Lấy 1 lượng vừa đủ bột đã chín tạo hình tròn rồi ấn dẹt sau đó cho nhân vào giữa và gói tròn lại cho kín nhân. Tiếp đến, bạn cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng cho bánh cứng lại là có thể lấy ra thưởng thức được.

Bước 4 Tạo hình bánh Bánh Mochi nhân đậu đỏ

Bánh chưng

Cách nấu bánh chưng – sơ chế

Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn đổ nếp ra rổ và để cho ráo nước. Rắc 1 đến 2 muỗng muối vào và dùng tay trộn đều nếp.
Đậu xanh cũng tiến hành tương tự, bạn đổ đậu ra cho ráo nước rồi trộn với muối và tiêu.
Tiếp đến, bạn ướp thịt với muối, tiêu và đường.

Bước 2 Sơ chế Bánh chưng

 

Cách nấu bánh mochi – Gói bánh

Để bánh vuông và đẹp hơn, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khung hình vuông để làm khuôn.
Tiếp theo, bạn xếp 4 lá dong. Xếp lá bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá còn lại. Sau đó đặt 4 lá xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên.
Bạn rải đều nếp ở 4 góc khuôn và để lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào đó rồi để thịt lên rồi lại đến đậu xanh. Tiếp theo, bạn rải nếp lên phủ lại, cố gắng làm sao để lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới đồng đều nhau.
Cuối cùng, bạn gói bánh và dùng dây buộc lại. Bạn cũng nên nhớ không buộc quá chặt vì trong quá trình nấu trong nồi bánh sẽ còn nở ra nữa.
 
Bước 3 Gói bánh Bánh chưng

 

Cách nấu bánh mochi – luộc bánh

Đặt bánh vào nồi lớn và đổ nước ngập bánh. Thời gian để luộc một chiếc bánh cỡ nhỏ là khoảng 5 tiếng, với chiếc bánh lớn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn.

Còn nếu dùng nồi áp suất, thời gian luộc của bạn sẽ rút ngắn xuống bớt, chỉ còn 1 tiếng. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi để khi nước trong nồi luộc cạn thì châm thêm nước vào kịp thời. Khi luộc bánh được nửa thời gian thì trở bánh lại, thay nước mới. Nếu khonh bánh sẽ bị sống, không chín đều.
Sau khi bánh chín thì vớt ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh ngâm trong 20 phút. Sau đó để bánh ráo nước rồi dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra, giúp bánh chưng không bị nhão và bảo quản được lâu hơn. Ép trong vòng 5 – 8 tiếng là được.
 
Bước 4 Luộc bánh Bánh chưng

 

Bánh dày

Trộn bột và hấp bánh

Bạn cho vào tô 200gr bột nếp, 20gr bột gạo và 150ml sữa tươi không đường, trộn đều hỗn hợp. Sau đó, thêm từng chút một nước ấm và nhồi tới khi bột mịn dẻo thành một khối.
Thêm 1 muỗng canh dầu ăn vào trộn đều và tiếp tục nhồi tới khi bột không dính tay rồi bọc ni lông để bột nghỉ 15 phút.
Cắt lá chuối thành từng miếng tròn rồi phết dầu ăn lên. Sau đó, múc 1 lượng bột vừa ăn vo tròn và ấn dẹt đặt lên lá chuối rồi đem hấp trong 15 phút.

bánh dày

Bánh trôi nước

Bánh trôi

Cách nấu bánh trôi nước – Nhào bột bánh trôi

Tiến hành trộn bột tẻ với bột nếp theo tỷ lệ 1:4, tức là cứ 1 phần bột gạo tẻ trộn với 4 phần bột gạo nếp (tùy từng khẩu phần ăn mà sử dụng khối lượng nhiều hay ít).

  • Cho nước và ít muối vào hỗn hợp bột, trộn đều đến khi nào bột dẻo thành khối, mềm, không bị rơi vụn ra, không bị dính tay khi trộn.
  • Cuối cùng bọc bột lại rồi ủ trong 30 phút.

Cách nấu bánh trôi nước – Làm nhân bánh

  • Cắt đường phèn thành những miếng nhỏ sao cho vừa với bánh.
  • Rang vừng trắng đến khi hạt vừng có mùi thơm thì tắt bếp, không nên rang vừng quá cháy

Cách nấu bánh trôi nước – nặn bánh

  • Lấy từng phần bột bánh đã ủ một rồi xoa thành hình tròn. Dùng ngón tay ấn vào giữa viên bột rồi đặt vào nhân đường. Sau đó, vê viên bột lại thật kín để bao lấy hết phần đường.
  • Tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết bột và nhân. Xếp bánh trôi đã nặn ra đĩa.

Cách nấu bánh trôi nước – luộc bánh

  • Đun một nồi nước sôi vừa đủ với lượng bánh muốn nấu. Khi nước sôi thả bánh vào. Đến khi nước sôi trở lại thì hạ nhỏ lửa.
  • Tiếp tục đun cho đến khi bánh nổi lên, vỏ bánh trong là bánh đã chín, để khoảng 15 giây rồi vớt ra, thả vào nồi nước đun sôi để nguội. Lưu ý: Không nên luộc bánh lâu quá dễ làm nát bánh
  • Dùng muôi có lỗ vớt bánh ra đĩa, rải đều để các viên bánh không bị đè lên nhau.
  • Rắc vừng, dừa nạo sợi lên trên bánh rồi thưởng thức.

Bánh ít trần

bánh ít trần

Cách nấu bánh ít trần – Nguyên liệu:
– Phần vỏ:

  • Bột nếp: 300g
  • Nước ấm: 1 tô
  • Bột ngọt: 1/2 muỗng cà phê
  • Muối: 1/2 muỗng cà phê

– Phần nhân:

  • Tôm thẻ: 100g
  • Thịt nạc dăm: 100g
  • Nấm mèo: 4 cái
  • Hành lá
  • Bột ngọt, muối, đường
  • Nước mắm và chanh để làm nước chấm.

Cách nầu bánh ít trần

Bước 1: Làm bột

  • Hoà bột nếp với bột ngọt, muối và nước ấm, khuấy tan rồi để khoảng 20 phút cho bột nghỉ. Sau đó nhồi nhuyễn lại cho tới khi nào bột mịn, không dính tay nữa là được (dùng tay cảm nhận nếu bột nhão thì thêm bột, bột khô thì thêm nước).

– Bước 2Làm nhân

  • Tôm để vỏ (để giữ lại vị ngọt), cắt từng khúc nhỏ cỡ hạt lựu.
  • Băm thịt hơi vụn.
  • Hành xắt nhỏ.
  • Nấm mèo ngâm nước ấm rồi rửa sạch, băm vụn.
  • Bắc chảo cho ít dầu, phi thơm hành, tiếp đó cho nấm, tôm, thịt vào xào thơm. Nêm thêm tiêu, muối, bột ngọt, đường, nếm thử vừa miệng là được. Tắt bếp nhắc nồi xuống.

– Bước 3Nặn bánh

  • Ngắt một cục bột nhỏ cỡ trái vải, vo tròn rồi ấn cho bẹp. Cho nhân vào giữa rồi gấp mí bọc kín lại. Xoa qua bên ngoài một chút dầu ăn hoặc mỡ. Làm lần lượt cho hết bột, hết nhân thì xếp vào xửng đem hấp cách thủy. Lưu ý nên lót xửng bằng lá chuối bôi dầu để bánh khỏi dính.
  • Hấp 5 phút thì mở nắp để xửng bay bớt hơi. Hấp thêm 15 phút là bánh chín.

Bánh ít

Cách nấu bánh ít – Nấu nước đường

Bạn cho 650 gr đường thốt nốt vào chảo nấu với 100 ml nước lọc. Bạn để lửa vừa cho đến khi đường tan và sôi lên bạn cho vào 1 muỗng canh gừng tươi băm nhuyễn và khuấy đều tay.
Sau đó bạn giảm nhỏ lửa, cho thêm 1 muỗng cà phê muối tiếp tục khuấy đều tay cho đến khi đường có màu hơi nâu nâu vàng vàng là đạt yêu cầu.
Tiếp đó bạn cho thêm 750 ml nước ấm vào, quậy đều và tắt bếp. Nếu có bọt thì bạn vớt bỏ bọt. Vậy là bạn đã xong phần nấu nước đường.
 
Bạn ngâm đậu xanh bóc vỏ khoảng 1 tiếng đồng hồ, sau đó vo sạch, rồi cho vào nồi nấu cho chín mềm. Khi nấu bạn đổ nước xâm xấp mặt để khi đậu chín nước vừa cạn là được.
Bạn bắc chảo lên bếp, cho 100ml dầu dừa vào, sau đó cho hành tím băm nhỏ vào phi thơm. Hành tím đã thơm bạn cho đậu xanh đã nấu chín vào xào. Khi xào cho vào 1 muỗng cà phê muối, xào tới khi đậu xanh khô lại là được.
Xào xong bạn để cho nhân đậu xanh nguội, vo thành những viên tròn.
 
Bước 2 Sên nhân Bánh ít nhân đậu xanh

 

Cách nấu bánh ít – Nhồi bột

Bạn cho bột nếp vào thau, sau đó cho hỗn hợp nước đường còn ấm vào từ từ và trộn đều. Bạn dùng tay nhồi bột đến khi bột không dính tay, không nhão, không khô là được.

Lá chuối bạn phơi ra nắng khoảng 1 tiếng để lá mềm, sau đó rửa sạch, lau khô và quét dầu ăn lên lá.
Bạn xé lá rộng khoảng 20 cm, gấp chéo lá lại vuốt tạo thành đường thẳng, sau đó, gấp lại 1 lần nữa tạo thành hình tam giác. Bạn mở lá tạo thành hình cái phễu, dùng tay vuốt 2 cạnh bên lại tạo thành hình vuông có đường gấp ở giữa.
Bạn thoa dầu ăn vào tay sau đó lấy hỗn hợp viên bột tròn, rồi dùng tay ấn dẹp ra, sau đó cho nhân đậu xanh vào giữa. Khéo léo dùng tay miết để vỏ bánh bao bọc hết nhân bánh.
Áo bánh qua 1 lớp dầu ăn, cho bánh vào trong lá chuối rồi gấp mép lại.
 

Bài viết liên quan

3 điểm làm nên thương hiệu Gạo Thuỳ Ngọc Mai

Để từ những hạt mầm đầu tiên đến khi thành được những hạt gạo đạt...

Những ý nghĩa quan trọng của lúa gạo trong đời sống

Lúa gạo vẫn luôn là một trong những loại cây lương thực chính, cung cấp...

Những điều bạn cần biết về dinh dưỡng gạo nếp cẩm (gạo lứt tím)

Là thức gạo quen thuộc với khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt...

Nâng cao giá trị dinh dưỡng mỗi bữa ăn với gạo lứt huyết rồng

Gạo huyết rồng là một sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, được sản...

Làm cơm chiên, cơm gà tam Kỳ và cơm tấm Việt Nam bằng gạo thơm dẻo Đài tám, tấm thơm và nếp chùm Long An

Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng phong phú, chỉ với chưa đầy 1 đô...
Gạo từ thiện 5451 cho Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh), Bình Dương, Long An và Đồng Nai mùa Covid 19 (1)

Gạo từ thiện 5451 cho Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh), Bình Dương, Long An và Đồng Nai mùa Covid 19

Bạn đang tìm gạo từ thiện để gửi đến đồng bào trong mùa dịch Covid...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

HỔ TRỢ TƯ VẤN

Shopping Cart
Scroll to Top
Liên hệ ngay với chúng tôi!