Gạo nhật Japonica năm 2021 đã làm khuấy đảo người tiêu dùng việt, các nhà đại lý, thương mại xuất khẩu; gạo nhật đang có vị thế ngang bằng với các dòng thơm dẻo cao cấp nếu xét về tính phổ biến và quốc dân, hãy cùng tìm hiểu vì sao giá thành gạo nhật rất phải chăng với hương vị thơm ngon nổi tiếng nhé
Giới thiệu về gao nhật Japonica
Gạo nhật Japonica (Koshihikariーコシヒカリ) của thành phố Uonuma, tỉnh Niigata. Ở Nhật có hơn 300 giống lúa gạo và có đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào từng khu vực gieo trồng trên toàn quốc, có thể kể đến một vài giống như Koshihikari, Akitakomachi, Hitomebore; nhưng gạo nhật là gạo phổ biến nhất xứ phù tang
Đó là sơ nét về gạo nhật ở thị trường Nhật Bản, còn ở thị trường thế giới. Diện tích trồng lúa Japonica hiện nay đã chiếm 20% diện tích trồng lúa trên thế giới. Sản lượng này cung ứng cho 12% thị phần tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, khu vực Âu, Mỹ
Hiện có ba nhóm gạo cơ bản là gạo hạt ngắn, gạo hạt vừa và gạo hạt dài. Nhóm gạo hạt ngắn là giống gạo Japonica (hạt ngắn, tròn). Loại gạo hạt vừa là gạo Calrose. Còn gạo hạt dài là gạo Indica.
- Japonica: hạt gạo tròn, mập, cơm dẻo
- Indica: tròn, dài, cơm khô và rời
Hạt gạo Japonica tròn hơn, dày hơn và cứng hơn so với hạt gạo thông thường. Gạo cũng dính hơn do hàm lượng amylopectin cao, trong khi tinh bột gạo indica bao gồm ít amylopectin hơn và nhiều amyloza hơn. Cây lúa Japonica ngắn hơn cây lúa thông thường.
Lúa Japonica có thể được phân thành hai nhóm:
- Japonica ôn đới.
- Japonica nhiệt đới.
Japonica ôn đới được trồng ở Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Đài Loan), trong khi japonica nhiệt đới ở Indonesia , Madagascar và cả châu Mỹ.
Có hai loại tinh bột trong hạt gạo là Amylose và Amylopectin. Amylopectin là loại tinh bột giúp hạt gạo có độ dẻo và dính khi nấu. Lượng tinh bột Amylopectin có trong giống gạo Japonica khoảng 80%. Trong khi đó, gạo hạt dài có lượng Amylopectin ở khoảng 70% hoặc thấp hơn, do đó nó ít dẻo hơn.
Gạo Japonica ngon nhất khi vừa nấu xong, hạt dẻo thơm, căng bóng và đều chằn chặn, ít sứt mẻ. Tuy nhiên, khi để nguội, gạo cũng không mất đi độ dẻo vốn có. Chính vì thế người Nhật chỉ sử dụng duy nhất loại gạo này để làm cơm nắm, cơm trộn hay sushi. Ngoài ra, các loại thực phẩm khác đặc trưng cho xứ Phù Tang như rượu Sake, các loại đồ ngọt cũng được chế biến từ giống gạo Japonica Nhật Bản này.
Đặc tính của giống lúa Nhật Bản Japonica
Lúa Japonica có thân thấp, chiều cao ước tính từ 100 đến 110 cm, chống đổ tốt, ngay cả khi có gió bão lớn. Thân cây chắc, khỏe, chịu thâm canh, chịu lạnh tốt, có khả năng chống chịu nhiều loại sâu bệnh. Đặc biệt, mật độ hạt trên bông thường cao, hạt bám chắc vào thân, ít rơi rụng. Trong điều kiện lý tưởng, loại lúa này có thể cho thu hoạch lên đến 13 tấn/ha. Gạo nhật có thể thu hoạch từ 90 – 120 ngày, thu hoạch càng sớm hạt gạo sẽ không đủ thành phần, cũng như dưỡng chất có trong gạo.
Do có sức sống bền bỉ, dẻo dai, lúa Japonica cực thích hợp với đất nước có điều kiện thiên nhiên có phần khắc nghiệt như Nhật Bản. Vào mùa đông, Uonuma được bao phủ hoàn toàn bởi lớp tuyết dày. Khi xuân đến, chính thứ tuyết đó đã tan thành những dòng nước tinh khiết nhất cung cấp cho những ruộng lúa nơi đây và nhờ sự chênh lệch khá cao về nhiệt độ giữa ngày và đêm đã nuôi trồng nên những hạt gạo cao cấp nhất Nhật Bản.
Đặc tính của gạo Japonica
Hạt gạo Japonica tròn, mẩy, cứng, đều nhau, ít vỡ. Khi đưa lên mũi ngửi bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm ngào ngạt, nhai thử thì vị ngọt thanh, dễ chịu. Đặc biệt, đem nấu thành cơm thì ngon miễn chê. Hạt cơm trắng, sóng sánh dưới ánh mặt trời, mềm dẻo, vị ngọt đậm, bùi, để nguội 2 – 3 tiếng vẫn ngon, để qua đêm ít khi bị thiu.
Thành phần dinh dưỡng của gạo nhật
Gạo Japonica giàu vitamin B1, B12,.. cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể; giàu Manesium, selenium tăng cường miễn dịch, cân bằng lượng đường trong máu; giàu chất chống oxy hóa. Vì vậy, loại gạo này rất tốt cho bệnh nhân, đặc biệt là những người có các vấn đề về tim mạch, huyết áp, yếu gan, đau nhức thần kinh hay ung thư.
Năng lượng (Energy) trong 100gr gạo | >= 330Kcal |
Carbohydrate | >= 77g |
Trans Fat | 0g |
Cholesterol | 0g |
Canxi | >= 4.0mg |
Kali | >= 50 mg |
Protein | >= 5.0mg |
Cách nấu gạo Japonica đúng chuẩn
Do đặc tính gạo Japonica cứng hơn gạo thông thường nên cách nấu sẽ khác. Việc nấu gạo Japonica đúng cách sẽ giúp hạt cơm ngon hơn dẻo hơn:
- Trước khi nấu bạn cần ngâm gạo 30 phút để hạt gạo mềm, khi nấu cơm dẻo, chín mềm, không bị nát. Đây là việc chúng ta ít khi thực hiện khi nấu gạo Việt.
- Khi vo gạo cần tránh mạnh tay.
- Khi nấu tránh mở nắp nồi liên tục. Bạn chỉ nên mở vung và đảo khi cơm đã cạn.
- Nên nấu cơm từ nước sôi thay vì nước lạnh. Nước lạnh khiến cơm bị trương, nát, chín không đều.
- Nên ăn cơm sau khi chín 15 – 20 phút bởi lúc này chất lượng của cơm là ngon nhất.
Điều gì khiến giá gạo Japonica nhiều nơi không đồng nhất
Trên thị trường giá gạo Japonica hiện nay không đồng nhất tại các điểm bán. Giá gạo Japonica thường dao động trong mức 25.000 đến 35.000 đồng, tùy thuộc vào nguồn gốc của gạo (sản xuất tại vùng nào), giá tại đầu mối thu mua, phí vận chuyển. Nếu giá gạo chỉ chênh lệch vài nghìn đồng trên 1 kg là bình thường; tuy nhiên, nếu giá gạo rẻ hơn mức sàn chung quá nhiều, đó có thể là gạo kém chất lượng đã qua xử lý cùng hóa chất, gạo loại 2, loại 3, những loại gạo này sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Vì sao gạo nhật Japonica phát triển tại Việt Nam?
Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển cả về nông nghiệp lẫn công nghiệp. Trong những năm qua, Việt Nam đã lai tạo giống và thử nghiệm trồng nhiều giống trên các vùng đất khác nhau để giúp ngành nông nghiệp phát triển mạnh hơn. Việc khảo nghiệm giống lúa Japonica trên vùng đất đồng bằng Sông Cửu Long, là việc rất tốt cho nền nông nghiệp Việt, vì khi đem so sánh hai giống lúa Indica hạt trắng thân dài và giống Japonica mình tròn thân ngắn thì Japonica có nhiều ưu điểm vượt trội hơn về giá trị dinh dưỡng.
Tuy nhiên, Thái Lan lại không thể trồng được giống lúa gạo Japonica và hiện nay Việt Nam là thị trường chính cung cấp giống gạo Japonica cho thị trường Thái Lan, Trung Quốc, Úc, Mỹ và một số nước Châu Âu,…
Một nghiên cứu nhỏ trên diện tích trồng lúa ở 4 tỉnh miền Trung Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam và Đăk Lăk đã cho kết quả: trong 98 mẫu lúa thu được có đến 81 giống là lúa Japonica, 17 giống thuộc nhóm lúa Indica.
Viện Di truyền Nông nghiệp – Viện Khoa học Nông nghiệp VN đã sử dụng kỹ thuật SNP markers để phân tích 273 giống lúa bản địa từ tất cả các vùng trồng lúa khác nhau trên cả nước và đã thu về kết quả đáng ngạc nhiên: 88 giống thuộc nhóm Japonica, 170 giống thuộc nhóm Indica, 15 giống thuộc nhóm trung gian. Như vậy, giống lúa Japonica đã xuất hiện tại Việt Nam hàng thế kỉ này, chỉ có tên gọi do hàm chứa yếu tố khoa học nên còn khá xa lạ với nhiều người.
Nhiều nhà khoa học đã xây dựng giả thiết rằng giống lúa này xuất hiện đầu tiên tại chính vùng núi phía Bắc Việt Nam. Sau một thời gian di thực lên phía Bắc, cụ thể là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc giống lúa này đã được cải tạo, đạt năng suất cao hơn và tiếp tục quay trở lại Việt Nam. Một khảo nghiệm được thực hiện tại An Giang đã cho ra thành quả rất khả quan, năng suất lúa Japonica có thể cán mốc 8 – 8,5 tấn/ ha.
Làm sao để phát triển gạo Japonica hiệu quả nhất?
Để phát triển giống lúa này một cách hiệu quả nhất là vấn đề chúng ta cần phải có chiến lược
Giá cả nông sản của Việt Nam thường xuyên ở trong tình trạng bấp bênh, nhiều năm được mùa mà người nông dân vẫn thua lỗ nặng nề. Điều kiện thiên nhiên có thừa, vấn đề nằm ở chỗ chúng ta chưa tìm được hướng đi đúng đắn cho sản phẩn của mình. Mặc dù chất lượng gạo của Việt Nam không thua kém gì Thái Lan, thậm chí còn có phần vượt trội hơn, nhưng mức giá xuất khẩu của chúng ta lại thấp hơn một bậc. Có hai nguyên do chính dẫn đến sự bất cập này, cụ thể:
– Công tác đóng gói và bảo quản:
Ở Thái Lan, chính phủ cho xây dựng nhiều kho chứa gạo có quy mô lớn, điều kiện đảm bảo. Vì vậy họ có thể tích trữ gạo trong thời gian dài mà không gây suy giảm chất lượng.
Trong khi đó, chúng ta chưa có quy hoạch cụ thể trong việc bảo quản nông sản mang đi xuất khẩu. Đa phần các kho hàng đều do người dân và doanh nghiệp tự xây, tự quản lý, không có đủ yếu tố kĩ thuật cần thiết.
Vì vậy, khi đem đi xuất khẩu, chất lượng gạo chúng ta kém hơn Thái Lan mặc dù khi mới thu hái về chất lượng cao hơn hẳn. Ngoài ra, do không có kho dự trữ quy mô lớn, chúng ta chấp nhận “bán tháo” gạo ngay khi giá ở mức thấp, vì càng để lâu càng lỗ.
– Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm còn nhiều yếu kém:
Yếu kém trong vấn đề quảng bá dẫn đến sản phẩm khó tiếp cận đến tay người tiêu dùng ở nước ngoài. Gạo Việt Nam hiện nay vẫn chưa có thương hiệu riêng trên thị trường quốc tế.
Kết luận
Làm nông nghiệp chưa bao giờ là điều đơn giản. Chúng ta cần phải có sự hợp lực chặt chẽ giữa nông dân – doanh nghiệp – nhà khoa học và Nhà nước. Tiềm năng phát triển kinh tế từ giống gạo Japonica là rất lớn, cộng với việc chúng ta có đầy đủ điều kiện thuận lợi về mặt thổ nhưỡng, khí hậu, nếu biết khéo léo tận dụng lợi thế sẵn có, đưa ra định hướng phát triển đúng đắn, Việt Nam sẽ sớm trở thành quốc gia số 1 trong việc xuất khẩu gạo. Ngày nay, cả thế giới đang ưa chuộng sử dụng thực phẩm sạch, chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nên cơ hội ấy càng mở rộng hơn nữa trước mắt chúng ta. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Việt Nam hoàn toàn có thể đưa gạo Japonica trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, là một trong những mũi nhọn để phát triển kinh tế.
Tìm hiểu thêm về Ngọc Mai
Gạo Ngọc Mai chuyên sản xuất và cung ứng gạo đạt tiêu chuẩn chất lượng, đem đến nguồn gạo thuần chủng, chất lượng cho các đơn vị từ thiện, sản xuất, doanh nghiệp, xuất khẩu. Với chất lượng gạo được cam kết, Ngọc Mai là nguồn cung cấp đáng tin cậy cho các đối tác trong và ngoài nước. Cam kết không trộn gạo, khồng cung cấp hàng nhái cho khách hàng.
Hiện nay, CÔNG TY TNHH MTV NGỌC MAI – GẠO NẾP LONG AN đã và đang cung cấp các loại gạo chất lượng cao trong đó có gạo nếp và lứt đỏ đen, vì thế nếu như các bạn đang mong muốn được tận hưởng những bữa ăn ngon mà còn tốt cho sức khoẻ thì đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn khi mua hàng nhé!
CÔNG TY TNHH MTV NGỌC MAI – GẠO NẾP LONG AN
Địa chỉ: 46 Nguyễn Văn Cương, phường Tân Khánh, TP. Tân An, tỉnh Long An.
Email: lucyle101197@gmail.com.vn – congtytnhhmtvngocmai@gmail.com
Hotline: (+84) 707366420
Youtube: Nhà máy xay xát lúa gạo Ngọc Mai
Facebook: Ngọc Mai – Nhà máy xay xát lúa gạo Ngọc Mai
Instagram: @Vn_fragrant_rice