Gần 30 năm kể từ ngày Việt Nam chú trọng đến sản xuất nông nghiệp, cơ cấu xuất khẩu ngày càng tăng nhưng cho đến thời điểm này, chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang lô-gô, thương hiệu gạo Việt Nam, mà vẫn phải đóng gạo xá theo yêu cầu của khách hàng. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu cái gọi là giá trị giữa gạo thương hiệu và gạo xá, điều gì làm cản trở danh hiệu gạo Việt Nam.
Hiện trạng gạo của Việt Nam – tại sao gạo Việt khó làm thương hiệu
Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam liên tục nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Cách xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn tập trung vào các thị trường cấp thấp với giá trị thâp, hàng xuất khẩu đóng bao 50kg/bao hoặc container nên không có thương hiệu. Gạo chia theo phẩm cấp tỉ lệ tấm như 5%, 10% hay 20%.
Nếu như muốn tăng giá trị thì chúng ta phải hoàn thành chuỗi liên kết từ khâu trồng trọt, đảm bảo chất lượng không pha tạp, phải hoàn toàn thuần chủng và làm từ năm này đến năm khác. Sau đó chế biến xay xát đóng gói vào túi có thương hiệu Việt Nam, được xuất khẩu mang tên Việt Nam.
Còn yếu trong khâu chế biến
- Có khoảng 582 cơ sở xay xát gạo toàn quốc chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL)
- Công suất dưới 10.000 tấn thóc/năm chiếm khoảng 38,5%; công suất hơn 10.000 tấn thóc/năm chiếm khoảng 61,5%
- Cơ sở có công suất lớn hơn 100.000 tấn thóc/năm chỉ chiếm khoảng 3%
- Kho chứa, bảo quản xây gạch bê-tông truyền thống là chủ yếu. Kho lạnh, kho mát chưa có nhiều và mới chỉ dùng bảo quản hạt giống là chính
- Còn việc bảo quản hiện đại bằng si-lo rất hạn chế, chỉ có ở một số nhà máy chế biến sâu
- Chế biến sâu, đa dạng các loại gạo và sản phẩm chế biến từ gạo như bún, mỳ, bột… còn hạn chế; các sản phẩm phụ (trấu, cám, rơm rạ…) không làm
Vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ
- Diện tích cánh đồng lớn từ năm 2011 là 8000 ha, năm 2015 là 200.000 ha, cho đến năm nay chỉ còn 160.000ha, lý do là tiềm lực tài chính hạn chế của nhiều doanh nghiệp. Vì đầu tư 1 ha lúa cánh đồng lớn cần đến 50 triệu đồng/vụ. Với 5.000 ha lúa liên kết, doanh nghiệp phải đầu tư lên đến 250 tỷ đồng/vụ. Hiện nay các ngân hàng chỉ cho các doanh nghiệp lúa gạo vay vốn để phục vụ các hoạt động liên quan xuất khẩu gạo, còn cho vay để sản xuất theo mô hình liên kết thì hầu như chưa có
- Với các doanh nghiệp nhỏ, các cá nhân đứng ra thuê đất để sản xuất lúa, việc liên kết cũng đang thiếu tính bền vững lâu dài. Ví dụ là doanh nghiệp trồng lúa sạch theo hướng hữu cơ, không sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thì năng suất sẽ thấp hơn so với ruộng thường.
- Nếu làm như bình thường, thì ruộng có thể đạt năng suất 8 tấn lúa/ha, với giá bán 5.000 đồng/kg lúa, họ được 40 triệu đồng/ha, trừ chi phí 25 triệu/đồng ha, họ lời được 15 triệu đồng. Còn sản xuất sạch như doanh nghiệp nói trên được 3 tấn/ha, xay xát ra thành gạo được 1,5 tấn, bán sỉ cho đại lý cửa hàng được khoảng 25.000 đồng/kg gạo, thì tổng thu là hơn 37 triệu đồng/ha. Trừ chi phí sản xuất, chỉ còn lại khoảng 15 triệu đồng/ha.
- Nhà phân phối thu mua gạo sạch không tâm huyết với gạo thương hiệu vì giá vốn cao mà biên lợi nhuận thấp nên mối liên kết ngày càng không được chặt chẽ rồi đứt đoạn
Gian nan làm thương hiệu
- Tuy nhiên đến thời điểm này, chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang lô-gô, thương hiệu gạo Việt Nam. Ðiều đáng nói là trước đó, các đơn vị chức năng đã xây dựng lô-gô gạo Việt Nam và đưa vào sử dụng cùng với quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, ban hành các tiêu chuẩn quốc gia TCVN về gạo trắng, gạo thơm, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN về xay xát
- hầu hết các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo đều cho rằng, điều quan trọng nhất trong xây dựng thương hiệu gạo là phải có sản phẩm đồng nhất về chủng loại, chất lượng, sản lượng ổn định
- Thế nhưng thực tế, diện tích sản xuất lúa tập trung tại Việt Nam hiện rất ít, chủ yếu vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh mún nên doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải thu mua gạo từ nhiều nguồn, dẫn đến tình trạng không thể có lượng gạo đồng đều về chất lượng để xây dựng thương hiệu
- nông dân ÐBSCL đang thụ hưởng dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, tuy nhiên vẫn còn nhiều nông dân đang được các công ty thuốc bảo vệ thực vật lớn nhỏ chen lấn nhau khuyến khích sử dụng thuốc nên vẫn khó hình thành một nền nông nghiệp sạch
- Cơ cấu về giống lúa tuy nhiều, nhưng lại thiếu giống có chất lượng cao để tạo ra các sản phẩm mang tính cạnh tranh về chất lượng, tiếp cận hiệu quả thị trường quốc tế
Còn nhiều nỗi lo
Vì dù tăng trưởng mạnh nhưng phần lớn gạo Sóc Trăng và nhiều địa phương được xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Philippines, Trung Quốc và Đài Loan, còn những thị trường khó tính lại chưa nhiều. Ngoài thị trường truyền thống, các doanh nghiệp hiện rất khó tìm được thị trường mới
- Ðề án “Tái cơ cấu ngành lúa gạo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, có chín chỉ tiêu hoàn thành là: Diện tích, năng suất, sản lượng; lượng gạo xuất khẩu, giá trị xuất khẩu; quy hoạch đất lúa, quy hoạch sản xuất theo vùng; chuyển đổi cơ cấu giống lúa sang hướng chất lượng; nghiên cứu gói kỹ thuật; sử dụng giống xác nhận trở lên; tổn thất sau thu hoạch; lợi nhuận người trồng lúa; phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu.
- Có bảy chỉ tiêu chưa đạt là: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; tổ chức sản xuất và liên kết; giảm lượng giống gieo sạ; giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật 30%; cơ giới hóa sản xuất lúa nói chung; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật; tỷ lệ gạo xuất khẩu có 20% mang thương hiệu gạo Việt Nam. Có một chỉ tiêu đạt là thể chế, chính sách xuất khẩu gạo.
Tìm hiểu thêm về Ngọc Mai
Gạo Ngọc Mai chuyên sản xuất và cung ứng gạo đạt tiêu chuẩn chất lượng, đem đến nguồn gạo thuần chủng, chất lượng cho các đơn vị từ thiện, sản xuất, doanh nghiệp, xuất khẩu. Với chất lượng gạo được cam kết, Ngọc Mai là nguồn cung cấp đáng tin cậy cho các đối tác trong và ngoài nước. Cam kết không trộn gạo, khồng cung cấp hàng nhái cho khách hàng.
Hiện nay, CÔNG TY TNHH MTV NGỌC MAI – GẠO NẾP LONG AN đã và đang cung cấp các loại gạo chất lượng cao trong đó có gạo nếp và lứt đỏ đen, vì thế nếu như các bạn đang mong muốn được tận hưởng những bữa ăn ngon mà còn tốt cho sức khoẻ thì đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn khi mua hàng nhé!
CÔNG TY TNHH MTV NGỌC MAI – GẠO NẾP LONG AN
Địa chỉ: 46 Nguyễn Văn Cương, phường Tân Khánh, TP. Tân An, tỉnh Long An.
Email: lucyle101197@gmail.com.vn – congtytnhhmtvngocmai@gmail.com
Hotline: (+84) 707366420
Youtube: Nhà máy xay xát lúa gạo Ngọc Mai
Facebook: Ngọc Mai – Nhà máy xay xát lúa gạo Ngọc Mai
Instagram: @Vn_fragrant_rice