Việt Nam, đến nay vẫn chưa có gạo thương hiệu quốc gia riêng cho mình. Trong khi gạo lài Campuchia, hay còn gọi là Phka Romdoul, được bình chọn là loại gạo ngon nhất thế giới. Gạo Thái Lan hiện có 250 thương hiệu gạo khác nhau cho các sản phẩm chất lượng từ trung bình đến cao. Gạo thơm Thái Lan có lịch sử trên 100 năm. Và năm 1959, Thái Lan chính thức công bố các giống lúa nổi tiếng gọi là Thai Hom Mali Rice, đồng thời nước này xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng cho các loại gạo của họ.
Mục lục
ẩn
Thương hiệu gạo Việt nam quốc gia: Ba năm còn tranh cãi
Thực tế kể từ năm 2015 xây dựng thương hiệu cho gạo Việt được coi là “vấn đề cấp bách”, đã 4 cuộc hội thảo được tổ chức.
Thậm chí, Bộ NN-PTNT còn tổ chức cả một cuộc thi sáng tạo logo cho thương hiệu gạo quốc gia, với giải thưởng cao nhất lên tới 100 triệu đồng. Thế nhưng vẫn chưa có được tiếng nói chung giữa nhà quản lý và doanh nghiệp
Khi đưa ra sách lược về “Quy chế quản lý nhãn hiệu chứng nhận quốc gia Gạo Việt Nam (Vietnam Rice)“: chỉ ra rằng các loại gạo mang nhãn hiệu chứng nhận phải là gạo trắng, gạo thơm trắng và gạo nếp trắng được trồng tại các vùng được Nhà nước quy hoạch và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo quy định.
Tuy nhiên, có một thắc mắc, các giống lúa gạo của Việt Nam hiện nay, ngay cả gạo nếp và gạo thơm, đều có nhiều màu khác nhau; vì thế, nếu chỉ cấp chứng nhận cho gạo có màu trắng là thu hẹp các sản phẩm nội địa, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường.
Lại có ý kiến cho rằng gạo Việt muốn được dán nhãn thương hiệu quốc gia phải được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc tương đương rất quan trọng, nên khuyến khích. Thế nhưng, việc tìm nguồn nguyên liệu tương đối khó khăn vì hầu hết các vùng VietGAP đều trồng hoa quả. Nhưng Việt Nam không đủ diện tích lúa trồng VietGAP để phục vụ sản xuất, nhất là với điều kiện sản xuất manh mún tại miền Bắc

Gạo Việt Nam dần mất vị thế, giá cả phản ánh điều đó
1. Tư duy làm gạo của người Việt vẫn chú trọng đến số lượng, chưa quan tâm đến chất lượng, luôn cố làm ra thật nhiều. Thế nên, dù là một nước thuộc top đầu về xuất khẩu gạo của thế giới, nhưng gạo Việt lại có giá thấp nhất so với các nước khác.
2. Thái Lan hiện đã vượt xa Việt Nam về cả khối lượng lẫn giá trị xuất khẩu gạo với hàng chục thương hiệu gạo nổi tiếng. Gạo Thái lan có giá bán cao gấp đôi gạo Việt. Ngay cả với Campuchia, nếu Việt Nam đã có 20 năm tham gia thị trường xuất khẩu gạo, thì nước này mới chỉ có 5 năm.
3. Nếu xét về sản lượng gạo xuất khẩu, Campuchia không phải là đối thủ của Việt Nam. Bởi, mỗi năm nước ta xuất khẩu khoảng 5-7 triệu tấn gạo, đứng top 3 thế giới. Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu khoảng hơn 6 triệu tấn gạo thì Campuchia chỉ vỏn vẹn 626.225 tấn gạo các loại.
4. Xét về chất lượng và thương hiệu trên thị trường thế giới, gạo Campuchia có thể tự hào sánh ngang với gạo Thái Lan, còn Việt Nam thì đang dần đuối sức trong cuộc đua chất lượng. Gạo Campuchia nay đã có mặt ở trên 50 quốc gia và len lỏi vào được các thị trường khó tính như Mỹ, các nước EU (chiếm tới 60% lượng gạo xuất khẩu của Campuchia). Trong khi Việt Nam vẫn chỉ quanh quẩn với 10 thị trường, chủ yếu là các nước có thu nhập trung bình và thấp ở châu Á, châu Phi. Không chỉ vậy, giá gạo thơm chất lượng cao, gạo trắng cùng loại của Campuchia cũng có giá cao hơn gạo Việt từ 30-50 USD/tấn.

Gạo Thái Lan dùng công nghệ gen để duy trì chất lượng thương hiệu Homali
Gạo Thái Hom Mali được phát hiện vào khoảng 56 năm trước bằng cách lai tạo đột biến thông qua chiếu xạ gamma.
Nhưng nguy cơ tạp lẫn gạo Homali cao do độ màu mỡ và hệ thống tưới tiêu ở Đông Bắc Thái Lan không có, năng suất thấp làm cho giá gạo cao, doanh nghiệp phải pha trộn để ổn định nguồn cung. Thứ hai là do dùng chung máy gặt đập liên hợp, ngoài ra giao dịch giữa nhà máy xay xát địa phương, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
Vì thế, chính phủ đã thiết lập tiêu chuẩn quốc gia với thương hiệu “Thai Hom Mali Rice” để xuất khẩu. Gạo gạo phải được trồng ở Thái Lan và có chứng nhận của cơ quan nông nghiệp, mỗi hạt có chiều dài không dưới 7mm, chiều rộng không nhỏ hơn 3mm Hàm lượng Amylose (tinh bột) phải nằm trong khoảng 12 đến 19% và độ ẩm không được vượt quá 14%. Độ tinh khiết di truyền ít nhất 92% tối thiểu cho chất lượng hảo hạng.
Bộ Ngoại Thương Thái Lan (DFT, MOC) cũng ban hành con dấu chứng nhận xuất xứ của gạo Hom Mali, đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ tại tất cả các quốc gia nhập khẩu gạo của Thái
Công nghệ DNA kiểm tra độ tinh khiết của gạo Thái Lan có các phòng dịch vụ thí nghiệm Công nghệ DNA với kỹ thuật phân tử hạt đơn, các nhà xuất khẩu dễ dàng có giấy chứng nhận với chi phí thấp, từ đó xác định độ tinh khiết di truyền
Hệ thống hậu kiểm đối với Gạo Thái Hom Mali
Để có được nhãn hiệu “Thai Hom Mali Rice”, nhà máy địa phương sẽ nhờ chính quyền các tỉnh ủy quyền cho mình, Bộ Ngoại thương sẽ cấp nhãn hiệu. Nông dân nhờ đó sẽ bán lúa của họ cho các nhà máy đã được chứng nhận. Hoặc các nhà xuất khẩu cũng có thể được DFT kiểm tra để trực tiếp mua gạo Jasmine từ nông dân.
DFT thường xuyên lấy mẫu gạo xuất khẩu từ kho của các nhà xuất khẩu hoặc thậm chí trên các lô hàng và gấp rút kiểm tra 24 giờ. Các gian hàng trưng bày gạo cũng được DFT kiểm tra thường xuyên
Sau 8 năm thực nghiệm ADN, hàm lượng di truyền trên 92% của giống lúa Hom Mali của Thái Lan đã tăng từ 56% năm 2012 lên 66% năm 2020. Độ tinh khiết di truyền được cải thiện ảnh hưởng đến giá và khối lượng xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu đã tăng từ 279.000 tấn mỗi năm với tổng thu nhập xuất khẩu trong 8 năm tăng 63 tỷ đồng. Thu nhập của nông dân cũng được tăng hàng năm lên 1 tỷ đồng.

Campuchia tập trung sản xuất gạo sạch hữu cơ cho chất cơm đậm
Thương hiệu gạo Phka Romdoul của Campuchia hiện đã có mặt tại gần 60 quốc gia trên thế giới. Năm 2009, Viện nghiên cứu nông nghiệp Campuchia đã chọn ra được giống lúa mùa sớm Phka Romdoul – một giống lúa cho chất lượng gạo đặc biệt thơm ngon.
Campuchia đã biết duy trì được giống gạo thơm ngon từ tổ tiên để lại như gạo “Malys Angkor”, thanh lọc giống lúa, cải thiện chất lượng gạo, tăng tiêu chuẩn xay xát gạo ở cấp độ quốc gia và quốc tế, hợp tác tốt với các đối tác quốc tế. Hơn nữa, Campuchia cũng có một vị trí địa lý thuận lợi cho nông nghiệp, đặc biệt là khu vực trồng lúa ở xung quanh biển hồ Tonle Sap và sông Mekong
Liên đoàn gạo Campuchia, Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp nước này phối hợp cùng ra mắt thương hiệu gạo thơm mới “Malys Angkor”. Malys Angkor là thương hiệu quan trọng cũng là thương hiệu tiêu chuẩn đặc trưng cho sản phẩm gạo của nước này
Từ đây, Campuchia tiến hành tiếp cận thị trường thế giới bằng cách mang gạo của mình dự thi đấu xảo quốc tế. Ba năm liền (từ năm 2012-2014), gạo Phka Romdoul của Campuchia đều đoạt giải gạo ngon nhất thế giới. Với kết quả này, Campuchia khuyến khích nông dân sản xuất lúa theo hướng canh tác hữu cơ.
Để đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ trong việc sản xuất kinh doanh lúa gạo, tháng 5/2014, Campuchia đã thành lập Hiệp hội Lúa gạo để có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Nhà nước và tư nhân.
Một khi thương hiệu nhận bảo hộ nhãn hiệu từ Bộ Thương mại, thương nhân xuất khẩu gạo sẽ chỉ được cấp phép sau khi họ hội đủ điều kiện về mặt pháp lý.”Chúng tôi đã thiết lập các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về việc sử dụng thương hiệu này để đảm bảo rằng nhãn hiệu được bảo vệ”.
Campuchia đã chi rất lớn để làm marketing cho thương hiệu Angkor Malis. Hầu hết các khách hàng của chúng tôi biết rằng gạo tốt nhất của Campuchia là gạo jasmine, nhưng họ chưa bao giờ nghe nói về thương hiệu mới này; và nếu biết cách quảng bá gạo Angkor Malis đúng cách, xuất khẩu gạo của Campuchia sẽ tăng trưởng mạnh mẽ giống như việc chính phủ Thái Lan đã chi rất nhiều tiền trong công tác quảng bá để có thể đạt được vị trí hiện tại.
Hiện Campuchia có trên 70 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo, xuất khẩu đến gần 60 quốc gia trên thế giới. Campuchia thường xuyên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia quảng bá sản phẩm gạo ra thế giới. Cái hay của Campuchia là họ tập trung vào chất lượng, gạo được thu hoạch 2 vụ một năm, kèm theo đó, gạo của họ hướng chung về quy trình hữu cơ, cho chất cơm đậm. Trong khi Việt Nam đang chú trọng sản lượng, và trồng quanh năm 3 vụ, kèm theo đó là phun thuốc vào lúa vô tội vạ

Tìm hiểu thêm về Ngọc Mai
Gạo Ngọc Mai chuyên sản xuất và cung ứng gạo đạt tiêu chuẩn chất lượng, đem đến nguồn gạo thuần chủng, chất lượng cho các đơn vị từ thiện, sản xuất, doanh nghiệp, xuất khẩu. Với chất lượng gạo được cam kết, Ngọc Mai là nguồn cung cấp đáng tin cậy cho các đối tác trong và ngoài nước. Cam kết không trộn gạo, khồng cung cấp hàng nhái cho khách hàng. Hiện nay, CÔNG TY TNHH MTV NGỌC MAI – GẠO NẾP LONG AN đã và đang cung cấp các loại gạo chất lượng cao trong đó có gạo nếp và lứt đỏ đen, vì thế nếu như các bạn đang mong muốn được tận hưởng những bữa ăn ngon mà còn tốt cho sức khoẻ thì đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn khi mua hàng nhé!
CÔNG TY TNHH MTV NGỌC MAI – GẠO NẾP LONG AN
- Địa chỉ: 46 Nguyễn Văn Cương, phường Tân Khánh, TP. Tân An, tỉnh Long An.
- Email: lucyle101197@gmail.com.vn – congtytnhhmtvngocmai@vnn.vn
- Hotline: (+84) 707366420
- Youtube: Nhà máy xay xát lúa gạo Ngọc Mai
- Facebook: Ngọc Mai – Nhà máy xay xát lúa gạo Ngọc Mai
- Instagram: @Vn_fragrant_rice