Gạo Việt Nam giảm có phải do việc nhập gạo Ấn? 4 khía cạnh cần xem xét

Chưa đầy một năm 70.000 tấn gạo Ấn Độ xuất hiện trên thị trường làm cho gạo Việt Nam giảm giá đã khiến người dân xôn xao, cuộc tranh luận giữa cả những doanh nghiệp lớn cùng toàn thể nông dân hay thương lái và nhà máy cung ứng diễn ra sôi nổi trên một diễn đàn

“Gạo thấp cấp nhập khẩu từ Ấn Độ làm hại gạo Việt” và Gạo Việt Nam giảm có phải là do việc nhập gạo Ấn? Câu hỏi được đặt ra: Mỗi năm Việt Nam sản xuất được trên 43 triệu tấn lúa, đủ phục vụ tiêu dùng trong nước và còn dư 6-7 triệu tấn để xuất khẩu. Vậy, Việt Nam nhập khẩu gạo Ấn Độ giá rẻ để làm gì? Hãy đọc bài viết nhé

Tình hình hiện tại

Giá gạo VN hiện tại đã giảm chỉ còn khoảng 470 USD/tấn, trong khi cùng loại này, đầu năm 2021 có giá từ 520 – 530 USD/tấn. Trong nửa năm, giá gạo xuất khẩu giảm 50 – 60 USD/tấn. Không những giá thấp, mà lượng hàng bán đi rất chậm. Thế nên, lượng gạo tồn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện khá cao trong khi vụ hè thu chuẩn bị thu hoạch bắt đầu nở rộ.

Vụ hè thu đang gặp phải thời tiết nắng nóng kéo dài, dịch bệnh khiến lúa giảm năng suất, giá các loại phân bón tăng mạnh từ đầu năm dẫn đến chi phí sản xuất tăng. So với cuối tháng 5, giá lúa tươi tại Cần Thơ giảm 300 – 400 đồng/kg, tại An Giang giảm 500 – 700 đồng/kg. Thông tin từ Cần Thơ mới tuần trước, vẫn tồn kho gạo 260.000 tấn chưa xuất khẩu được trong khi vụ hè thu đang thu hoạch ồ ạt về.

Tóm tắt, người dân tin rằng lượng gạo tồn trong các kho còn quá nhiều có nghĩa là dư cung. Lượng cung lớn hơn lượng cầu sẽ khiến giá gạo giảm để cạnh tranh. Trước bối cảnh khó khăn xuất khẩu, lượng lúa ồ ạt về nhưng lượng ra đình trệ, thêm vào đó các khó khăn đổ dồn từ giá nguyên vật liệu vật tư nông nghiệp tăng khiến giá vốn tăng. Người dân, thương lái, nông dân cho rằng đây là lúc doanh nghiệp nên đẩy mạnh xuất khẩu thay vì nhập khẩu gạo Ấn độ khiến tình hình khó càng thêm khó

nhập gạo ấn độ

Bộ công thương lập đoàn công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật về xuất nhập khẩu gạo

Bộ Công Thương vừa lập đoàn công tác, kiểm tra việc thi hành pháp luật về xuất nhập khẩu gạo tại 5 doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo trong nước: Công ty Cổ phần tập đoàn Tân Long; Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuận Minh; Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời; Công ty Cổ phần Tân Đồng Tiến. 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã chi 74,8 triệu USD để mua gạo của Ấn Độ, tăng hơn 554 lần về trị giá so cùng kỳ năm ngoái là 76 tấn gạo với trị giá 135.000 USD, về lượng tăng hơn 3.000 lần so cùng kỳ.
 
Từ năm 2019 trở về trước, trung bình mỗi năm, gạo Ấn Độ sang Việt Nam tầm 500 đến vài nghìn tấn. Tuy nhiên, trong năm đầu tiên đại dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã bất ngờ nhập khẩu 46.700 tấn gạo từ thị trường Ấn Độ, tăng hơn 9,5 lần so với năm 2019 và xu hướng tăng này đang tiếp diễn từ đầu năm đếm nay.
 
Theo Bộ Công thương, quý 1, gần như toàn bộ các lô gạo nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam đều là gạo non-basmati với giá trung bình khoảng 303 USD/tấn, thấp hơn gần 200 USD/tấn so mức 500 USD/tấn giá gạo trắng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này. Trong tháng 5, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ nói chung có tăng, đến cuối tháng đạt mức 382 USD/tấn, gạo Việt Nam khoảng 493 USD/tấn. Như vậy, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ luôn thấp hơn gạo xuất khẩu Việt Nam cùng chủng loại trên dưới 100 USD/tấn. Cùng thời điểm gạo Ấn Độ ồ ạt đổ vào Việt Nam, thông tin từ cơ quan hải quan, từ cuối năm 2020 đến hết tháng 5, có một số công ty nhập khẩu gạo từ Ấn Độ về Việt Nam vi phạm về nhãn mác, xuất xứ

Nhận xét chuyên môn trả lời cho câu hỏi vì sao gạo Việt Nam giảm

Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gạo từ Ấn Độ nhưng chủ yếu là nhập tấm về chế biến bún, bánh, thức ăn gia súc hoặc làm bia

  • Về thị trường gạo
Từ đầu vụ, thương lái đã cọc lúa với giá khá cao, trong khi giá gạo Thái Lan và Ấn Độ đang giảm do đồng rupee và baht yếu, giá gạo ở Việt Nam lại cao, nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chưa chốt được đơn hàng.
Giá lúa thu mua vẫn ổn định do lượng lúa về ít, nhưng gạo nguyên liệu (nguồn tin do lúa Cam được đưa vể nhiều) về rất nhiều khiến giá gạo giảm.
Các chủ kho thu mua chậm, khiến gạo bị gãy, xấu, không đẹp dẫn đến giá thành giảm. Các nhà máy bị “kẹt lò”, không còn chỗ chứa khiến nhiều người chấp nhận bán giá thấp hơn để giải phóng bớt lượng gạo.
Cộng thêm từ quý 1 năm nay, để có được container đóng hàng xuất đi rất hiếm. Thị trường truyền thống nhập nhiều gạo của Việt Nam như Philippines lại có sự thay đổi kế hoạch, lượng mua vào rất ít.
 
  • Về thị trường nếp
Giá sang thị trường Trung Quốc gần như đứng yên, hoặc giảm mạnh. Trước đây chúng ta chủ yếu bán sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch, hoặc từ Campuchia, và Thái Lan sang Trung Quốc.
Thế nhưng, nay đường tiểu ngạch dường như bị “tắc” hoàn toàn, chỉ mua bán bằng đường chính ngạch, từ lâu Việt Nam không đi đường này nhiều

Kết luận

Còn theo Bộ Công Thương, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu với nhiều Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương, việc các nước nhập khẩu các sản phẩm của nhau là hết sức bình thường.
Một đất nước hàng đầu về lúa gạo cũng có thể nhập khẩu gạo của nước khác và ngược lại, không thể có chuyện “ngăn sông cấm chợ”, “bế quan toả cảng” được.
Hơn nữa, các doanh nghiệp kinh doanh sẽ tự biết tính bài toán kinh tế, vì họ doanh nghiệp sẽ không nhập khẩu gạo nếu không tiêu thụ được, điều này đánh ngay vào “túi tiền” của các doanh nhân nên tự các doanh nghiệp sẽ cân nhắc trong bài toán xuất nhập khẩu.
nhập gạo ấn độ

 

Thu hẹp diện tích không làm thiếu gạo

Thực tế là từ năm 2016 đến nay, ngành NNPTNT đang tái cơ cấu mạnh mẽ, trong đó mô hình trồng lúa đang thu hẹp bớt tại ĐBSCL, mô hình tôm – cây ăn trái – lúa đang được thực hiện. Bên cạnh đó, Việt Nam đang đẩy mạnh trồng lúa chất lượng cao để phục vụ xu thế tiêu dùng hiện nay không chỉ cho xuất khẩu, mà cả nhu cầu trong nước cũng đang hướng đến gạo thơm nhiều hơn.

Có hay không tình trạng gạo Ấn Độ “mặc áo” gạo Việt? và nhận định của các doanh nghiệp lớn

Theo ông Nguyễn Văn Đôn – Giám đốc Công ty Gạo Việt Hưng (Tiền Giang), hiện tượng nhập khẩu gạo từ Ấn Độ là bình thường, bởi từ trước tới nay Việt Nam vẫn nhập khẩu gạo chất lượng thấp và các sản phẩm đậu nành, bắp, bánh dầu từ một số nước để chế biến thức ăn chăn nuôi.

Hiện nay, giá gạo tấm Ấn Độ rẻ hơn các nước khác và rẻ hơn gạo tấm trong nước thì DN chọn nhập từ Ấn Độ là hợp lý.
Theo ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Thành IV (Vĩnh Long), DN Việt Nam nhập khẩu gạo 5% tấm của Ấn Độ chủ yếu để chuyên phục vụ cho mục đích làm bánh, bún hoặc chế biến thức ăn chăn nuôi, số lượng để ăn rất thấp.

Ông Âu Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan – cho hay, hiện nay, việc gạo Ấn Độ nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến là có, tuy nhiên chưa có đủ thông tin khẳng định gạo Ấn Độ “đội lốt” xuất xứ gạo Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gạo từ Ấn Độ nhưng chủ yếu là nhập tấm về chế biến bún, bánh, thức ăn gia súc hoặc làm bia – ông Nguyễn Quang Hòa (Giám đốc công ty Dương Vũ) cho biết.

Năm nay các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập tấm từ Ấn Độ là bởi trong vài năm trở lại đây, Việt Nam chủ trương giảm diện tích lúa chất lượng trung bình như IR40404, tăng diện tích lúa thơm, lúa chất lượng cao nên phân khúc gạo, tấm phục vụ chế biến đang thiếu.
 
Bài viết được tham khảo bởi:
https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/lien-quan-nhap-khau-gao-an-do-bo-cong-thuong-lap-doan-kiem-tra-5-doanh-nghiep-1404554.html
https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/gao-thap-cap-nhap-khau-tu-an-do-lam-hai-gao-viet-1405313.html
https://laodong.vn/kinh-te/viet-nam-nhap-khau-70000-tan-gao-tu-an-do-chuyen-binh-thuong-trong-xu-the-hoi-nhap-868889.ldo
https://laodong.vn/xa-hoi/gao-xuat-khau-thua-o-at-nhap-gao-gia-re-co-binh-thuong-925183.ldo
 

Tìm hiểu thêm về Ngọc Mai

Gạo Ngọc Mai chuyên sản xuất và cung ứng gạo đạt tiêu chuẩn chất lượng, đem đến nguồn gạo thuần chủng, chất lượng cho các đơn vị từ thiện, sản xuất, doanh nghiệp, xuất khẩu. Với chất lượng gạo được cam kết, Ngọc Mai là nguồn cung cấp đáng tin cậy cho các đối tác trong và ngoài nước.
Cam kết không trộn gạo, khồng cung cấp hàng nhái cho khách hàng. Hiện nay, CÔNG TY TNHH MTV NGỌC MAI – GẠO NẾP LONG AN đã và đang cung cấp các loại gạo chất lượng cao trong đó có gạo nếp và lứt đỏ đen, vì thế nếu như các bạn đang mong muốn được tận hưởng những bữa ăn ngon mà còn tốt cho sức khoẻ thì đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn khi mua hàng nhé!
 
CÔNG TY TNHH MTV NGỌC MAI – GẠO NẾP LONG AN

Địa chỉ: 46 Nguyễn Văn Cương, phường Tân Khánh, TP. Tân An, tỉnh Long An.
Email: lucyle101197@gmail.com.vn – congtytnhhmtvngocmai@vnn.vn
Hotline: (+84)707366420
Youtube: Nhà máy xay xát lúa gạo Ngọc Mai
Facebook: Ngọc Mai – Nhà máy xay xát lúa gạo Ngọc Mai
Instagram: @Vn_fragrant_rice

Bài viết liên quan

NGOC MAI VIET NAM RICE EXPORT – OUR WOKING PROCESS

Here is our profile and statistics of our capabilities. The attachment is about ISO certificate...

Phẩm chất hạt gạo ST24, gạo lành vì sức khỏe người Việt

Gạo ST24 và ST25 là những ngôi sao trong làng gạo Việt Nam với những...
nhà máy Ngọc Mai

Nhà máy gạo Ngọc Mai profile? Ở đâu? Gạo gì? Nhà cung cấp gạo cao cấp

Download profile Ngọc Mai Về Ngọc Mai Công ty TNHH MTV Ngọc Mai được thành...

Làm cơm chiên, cơm gà tam Kỳ và cơm tấm Việt Nam bằng gạo thơm dẻo Đài tám, tấm thơm và nếp chùm Long An

Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng phong phú, chỉ với chưa đầy 1 đô...
Gạo từ thiện 5451 cho Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh), Bình Dương, Long An và Đồng Nai mùa Covid 19 (1)

Gạo từ thiện 5451 cho Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh), Bình Dương, Long An và Đồng Nai mùa Covid 19

Bạn đang tìm gạo từ thiện để gửi đến đồng bào trong mùa dịch Covid...

The many types and flavor of Vietnam rice

“Vietnamese Rice is Gift from Gods”. Vietnam is the second-largest rice production in the world....

THÔNG TIN LIÊN HỆ

HỔ TRỢ TƯ VẤN

Shopping Cart
Scroll to Top
Liên hệ ngay với chúng tôi!